Cách Điều Trị Bệnh Đau Khớp Ngón Tay Chỉ Cần 20 Phút
Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là gì?
Thoái hóa khớp bàn tay – ngón tay là tình trạng xương dưới sụn, sụn khớp bàn tay – ngón tay bị mài mòn và viêm, gây cứng khớp, khó vận động, dẫn tới các cơn đau nhức nghiêm trọng. Khi bị thoái hóa nặng, hai đầu xương sẽ va vào nhau, gây biến dạng khớp. (1)
Tình trạng thoái hóa có thể xảy ra tại bất kỳ khớp nào của cơ thể. Trong đó, những khớp như khớp gối, khớp háng, khớp vai, khớp bàn tay, ngón tay là các khớp dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Thoái hóa khớp tay xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, chấn thương, dùng khớp tay quá nhiều… Trong một vài trường hợp, bệnh có khả năng phát triển mạnh nhưng không có yếu tố nào tác động.
Bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức, cứng khớp và khó vận động. Để kiểm soát triệu chứng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng thuốc giảm đau, kháng viêm kết hợp những biện pháp chăm sóc tại nhà. Các trường hợp thoái hóa nặng có thể được yêu cầu can thiệp phẫu thuật.
Dấu hiệu nhận biết thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Đau khớp
Đây là triệu chứng phổ biến ở người bệnh thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có cảm giác đau nhức âm ỉ, khó chịu tại các khớp.
Theo thời gian, các cơn đau trở nên trầm trọng hơn, kéo dài liên tục. Người bệnh sẽ bị đau nhói, khó thực hiện thao tác uốn cong những khớp ngón tay. Ngoài ra, các cơn đau khớp còn trở nặng khi thời tiết lạnh, nhiễm trùng, dùng khớp nhiều, lặp đi lặp lại một thao tác, bị ấn mạnh…
Cứng khớp
Triệu chứng này khiến người bệnh khó thể uốn cong hay duỗi các khớp ngón tay. Các cơn cứng khớp thường nghiêm trọng vào buổi sáng sau khi thức dậy hay khi nghỉ ngơi, không sử dụng tay.
Các triệu chứng có thể thuyên giảm sau khi người bệnh xoa bóp các đầu ngón tay trong khoảng 5 – 10 phút. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này là do tổn thương khớp khiến quá trình tiết dịch nhầy bôi trơn trong khớp bị giảm mạnh.
Sưng và đỏ khớp
Thoái hóa khớp kích hoạt các phản ứng viêm dẫn tới sưng tấy, đỏ ửng tại các khớp. Với các khớp gần đầu ngón tay, nốt sưng to gọi là nốt Heberden. Nốt sưng to tại các khớp giữa của ngón tay gọi là Bouchard.
Dị dạng khớp
Tình trạng thoái hóa khớp ở bàn tay, ngón tay chuyển sang thể nặng có khả năng làm người bệnh bị dị dạng khớp. Triệu chứng này có thể nhìn thấy được bằng mắt, cảm nhận khi chạm. Tại những khớp ngón tay, bàn tay, tình trạng thoái hóa khiến những khối xương cứng hình thành, phình to xung quanh hay trên khớp.
Xuất hiện tiếng kêu lục cục
Khi cử động bàn tay, người bệnh có thể nghe thấy tiếng lục cục tại các khớp. Âm thanh này chính là do các đầu xương ma sát ở khớp, nơi có sụn khớp bị thoái hóa.
Nóng ran và hạn chế tầm vận động của bàn tay, ngón tay
Người bệnh thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran tại các khớp bị tổn thương, nhất là khi vận động khớp. Ngoài ra, thoái hóa khớp còn làm mất tính linh hoạt của khớp. Tình trạng này gây khó khăn khi người bệnh uốn cong và duỗi bàn tay, khó cầm nắm đồ vật hay giảm độ bám.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp tay bao gồm: (2)
Do chấn thương
Chấn thương là một trong các nguyên nhân thường gặp làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp, nhất là những khớp ngón tay và khớp nhỏ tại bàn tay. Sau chấn thương, sự liên kết giữa những khớp xương trở nên lỏng lẻo, khớp trở nên nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, chấn thương làm xương bị suy yếu, chịu nhiều áp lực, tăng nguy cơ thoái hóa. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở người bị trật khớp, gãy xương.
Do tính chất công việc
Những người sử dụng bàn tay nhiều khi làm việc rất dễ bị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay. Tình trạng thoái hóa thường gặp ở bên tay vận động nhiều hơn. Khi bị thoái hóa, các khớp bên tay thuận cũng có biểu hiện nặng hơn, biến dạng nghiêm trọng hơn. Với người bị viêm khớp dạng thấp, hiện tượng khớp bàn tay và ngón tay bị thoái hóa chiếm tỷ lệ cao hơn những khớp khác trên cơ thể.
Lão hóa tự nhiên do tuổi tác
Khi càng lớn tuổi, quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra nhanh chóng. Thoái hóa khớp thường là bệnh thường gặp ở người bệnh từ 55 tuổi trở lên. Lúc này, lượng máu tới nuôi dưỡng vùng khớp giảm sút, bao khớp bị thiếu chất nhầy và dịch khớp bị khô. Tình trạng này làm tăng ma sát, sụn bị bào mòn, va chạm vào gây đau, đồng thời làm hình thành nhiều gai xương nhỏ.
Chấn thương
Trường hợp chấn thương bàn tay, ngón tay như trật khớp hay gãy xương khi đã chữa lành vẫn có khả năng bị thoái hóa khớp ngón tay và khớp nhỏ bàn tay. Phần lớn chấn thương sẽ khiến khớp trở nên lỏng lẻo, nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
Các bệnh lý khác
Tình trạng thoái hóa khớp có thể xuất hiện sau chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và một số rối loạn chuyển hóa như tiểu đường. Với người lớn tuổi, nguyên nhân gây thoái hóa còn là do ít vận động cơ thể. (3)
Phương pháp chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng
- Kiểm tra tiền sử bệnh như bệnh viêm khớp, chấn thương, gãy xương, viêm khớp dạng thấp, bệnh gout và một số bệnh lý liên quan.
- Kiểm tra hiệu ứng động cơ như mức độ căng cứng, độ bám, khả năng vận động, phạm vi chuyển động của người bệnh.
- Kiểm tra những nốt sưng đỏ.
- Kiểm tra cảm giác như sưng, đau, nhức, đỏ viêm xung quanh những khớp ngón tay.
- Kiểm tra các động tác làm tăng hoặc giảm triệu chứng đau, cứng khớp.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số kỹ thuật và xét nghiệm. Điều này giúp bác sĩ xác định chính xác về tình trạng và tiến triển bệnh của mỗi người bệnh, từ đó chỉ định thuốc và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Những kỹ thuật và xét nghiệm cần được thực hiện gồm:
- Chụp X-quang: Xét nghiệm hình ảnh này được thực hiện để kiểm tra tổn thương và những bất thường tại khớp và xương. Chụp X-quang giúp bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương và đưa ra hướng điều trị thích hợp, đồng thời phân biệt thoái hóa khớp với tình trạng gãy xương, bệnh gout… Ngoài ra, kết quả X-quang còn cho phép bác sĩ kiểm tra gai xương, biến dạng khớp, kiểm tra lượng sụn bị mòn, lượng sụn còn lại của người bệnh.
- Chụp MRI: Đây là kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong quá trình chẩn đoán thoái hóa khớp. Kỹ thuật chẩn đoán này tạo hình ảnh chi tiết về cấu trúc khớp, xương và mô mềm. Qua đó, bác sĩ dễ dàng xác định chính xác vị trí tổn thương, loại tổn thương, mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Xét nghiệm máu: Để phân biệt thoái hóa khớp với bệnh gout, viêm khớp dạng thấp và các bệnh tự miễn dịch khác, bác sĩ sẽ chỉnh định người bệnh xét nghiệm máu. Xét nghiệm này hỗ trợ bác sĩ kiểm tra yếu tố viêm, chẩn đoán phân biệt những bệnh lý.
Biến chứng
Các trường hợp nặng nếu không được chữa trị sớm hoặc kiểm soát không tốt, bệnh có khả năng làm phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm như: (4)
Viêm khớp ngón tay
Đây là biến chứng thường xảy ra sau khi người bệnh bị thoái hóa khớp. Viêm khớp ngón tay là do thoái hóa gây tổn thương, kích hoạt các phản ứng viêm quanh khớp. Nếu không kiểm soát tốt, biến chứng này có khả năng phát triển thành mạn tính.
Gai xương
Gai xương hình thành trong quá trình thích ứng của cơ thể nhằm bù đắp lại những khoảng trống trong khớp. Tuy nhiên, gai xương xuất hiện lại gây chèn ép, tổn thương các mô mềm, gây đau nhức, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi cử động bàn tay, ngón tay.
Biến dạng bàn tay
Biến chứng này thường xảy ra với các trường hợp thoái hóa nặng. Biến dạng bàn tay, ngón tay gây mất thẩm mỹ, gây nhiều khó khăn cho người bệnh khi cử động hay cầm nắm đồ vật.
Mất ngủ
Tình trạng đau nhức xương khớp khiến người bệnh khó chìm vào giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ giảm sút. Tình trạng này kéo dài sẽ làm người bệnh bị mất ngủ mạn tính, khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng.
Tàn phế
Nếu kiểm soát tình trạng thoái hóa không đúng cách, người bệnh phải đối mặt với nguy cơ tàn phế rất cao. Khi đó, người bệnh không thể cử động hoặc thực hiện những động tác cầm nắm.
Một số biến chứng khác nếu không chữa trị thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay đúng cách, người bệnh có thể gặp phải như gãy xương, hoại tử xương, nhiễm trùng khớp, chảy máu, suy hóa gân và dây chằng quanh khớp…
Các phương pháp điều trị
Sử dụng thuốc điều trị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)
Để kiểm soát những triệu chứng bệnh thoái hóa khớp, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh điều trị với thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs). Nhóm thuốc này giúp giảm đau nhức ở các khớp, đồng thời ngăn ngừa và kiểm soát mức độ viêm sưng hiệu quả.
Tuy nhiên, những thuốc chống viêm không steroid chỉ được chỉ định cho mức độ bệnh nhẹ tới trung bình, không có biến chứng như gai xương, biến dạng khớp và các cơn đau không quá nghiêm trọng. Các loại thuốc chống viêm không steroid phổ biến cho bệnh nhân
Thuốc giảm đau thông thường
Thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol sẽ được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhẹ, có cơn đau ngắt quãng, không nghiêm trọng. Thuốc giúp giảm đau, tăng khả năng vận động, sự linh hoạt xương khớp cho người bệnh.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Loại thuốc này được chỉ định cho người bệnh bị đau nhiều, gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng xấu đến tâm lý. Tác dụng thuốc là xoa dịu cảm giác đau nhức, thư giãn tinh thần cho người bệnh, dễ chìm vào giấc ngủ.
Các loại thuốc này giúp cải thiện tình trạng bệnh, đẩy nhanh tiến độ phục hồi tổn thương.
Ngoài ra, thuốc này còn giúp người bệnh phục hồi chức năng cho một phần cơ bị bất động do viêm khớp, hỗ trợ cải thiện khả năng vận động, cầm nắm cho người bệnh.
Vật lý trị liệu
Người bệnh thoái khớp bàn tay, ngón tay trong thời gian sử dụng thuốc sẽ được yêu cầu tập vật lý trị liệu. Tùy theo tình trạng bệnh, bạn sẽ được các chuyên viên vật lý trị liệu hướng dẫn những bài tập tăng cường phù hợp.
Tác dụng của các bài tập vật lý trị liệu là duy trì khả năng vận động, sự linh hoạt cho các khớp bàn tay, ngón tay, đồng thời kiểm soát cơn đau, hạn chế tình trạng cứng khớp. Tập vật lý trị liệu đều đặn còn giúp người bệnh tăng cường sức cơ, ổn định cấu trúc khớp và mô mềm, tăng tầm vận động bàn tay, ngón tay, dễ cầm nắm đồ vật hơn.
Biện pháp kiểm soát tại nhà
Chườm nóng
Chườm nóng giúp xoa dịu tình trạng cứng khớp, giúp giảm đau hiệu quả. Nhiệt độ cao từ túi chườm nóng còn giúp người bệnh giảm sưng đỏ, kích thích lưu thông máu, thư giãn mô mềm và tăng tiến độ phục hồi khớp hư tổn.
Người bệnh có thể sử dụng túi chườm hay bình thủy tinh chứa nước nóng để chườm lên những khớp xương bị đau. Mỗi ngày, bạn thực hiện khoảng 3 lần, mỗi lần 15 – 20 phút.
Chườm lạnh
Người bệnh có thể thực hiện chườm lạnh xen kẽ chườm nóng để tăng hiệu quả giảm đau. Tác dụng của chườm lạnh là gây tê, giảm đau tại khu vực bị ảnh hưởng, giúp giảm viêm và sưng tại các khớp.
Nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh
Khi khớp sưng và đau nhức nặng, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động khớp nhiều. Sau khi cơn đau thuyên giảm, bạn nên duy trì những hoạt động nhẹ nhàng để hạn chế tình trạng cứng khớp xảy ra, làm mất khả năng vận động.
Sử dụng nẹp hoặc băng thun
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần sử dụng nẹp hay băng thun để cố định phần xương bị tổn thương. Biện pháp này giúp giảm đau, hạn chế các hoạt động ảnh hưởng tới khớp, đồng thời giúp tổn thương bên trong nhanh hồi phục, ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp.
Duy trì thói quen luyện tập
Khi kết thúc chương trình vật lý trị liệu, người bệnh cũng nên duy trì thói quen tập luyện tại nhà. Điều này sẽ giúp bạn duy trì hoạt động, sự linh hoạt cho xương khớp.
Đối với trường hợp thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay, người bệnh nên tập luyện động tác nắm tay, động tác uốn cong những ngón tay mỗi ngày, thực hiện mỗi khi rảnh rỗi để tăng hiệu quả.
Duy trì chế độ ăn uống phù hợp
Ngoài thuốc và các bài tập vật lý trị liệu, chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất sẽ giúp làm lành tổn thương, giảm viêm, đau nhức và kiểm soát tốt tình trạng thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay.
Trong thời gian điều trị, người bệnh cần duy trì chế độ ăn giàu canxi, phốt pho, mangan, chất chống oxy hóa, vitamin (A, B, C, D), axit béo omega-3. Đây đều là các thành phần giúp đẩy nhanh tiến độ hồi phục xương khớp hư tổn, giảm đau và giảm viêm hiệu quả. Canxi, mangan, vitamin D còn tham gia vào quá trình cấu tạo xương, giúp tăng mật độ xương, ổn định khớp, giảm nguy cơ gãy xương và loãng xương.
Phẫu thuật
Khi điều trị nội khoa thất bại, người bệnh xuất hiện biến chứng hay nguy cơ hoại tử xương, gãy xương, bác sĩ sẻ chỉ định phẫu thuật để kiểm soát tình trạng bệnh. Tùy theo khớp ảnh hưởng và mức độ bệnh, người bệnh có thể được chỉ định can thiệp phẫu thuật như:
- Phẫu thuật ghét khớp (hợp nhất)
- Phẫu thuật thay khớp (thay tất cả khớp hư tổn bằng khớp nhân tạo)
Phòng ngừa thoái hóa khớp tay
- Tránh lao động nặng trong thời gian dài mà không nghỉ ngơi xen kẽ. Khi làm việc liên tục với tay, bạn nên cho bàn tay có thời gian nghỉ ngơi, massage nhẹ bàn tay và các ngón tay.
- Trong sinh hoạt hàng ngày hoặc công việc, nếu có thiết bị hỗ trợ hay thay thế cho vận động bàn tay, người bệnh nên tận dụng.
- Sau khi thức dậy vào buổi sáng, bạn có thể luyện tập nhẹ nhàng với các khớp cổ tay, bàn tay và ngón tay. Điều này sẽ giúp các khớp được dẻo dai và linh hoạt hơn.
- Ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý ấm. Mỗi ngày nên thực hiện 2 lần (sáng khi ngủ dậy và tối trước khi ngủ), 1 lần khoảng 10 phút.
- Kiểm soát tốt cân nặng, tránh tăng cân quá mức, chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, thường xuyên vận động cơ thể.
- Khi mắc bệnh về chuyển hoá hay bị chấn thương bàn tay, ngón tay, người bệnh nên điều trị dứt điểm theo chỉ định của bác sĩ.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐAU KHỚP NGÓN TAY
Điều trị bệnh đau khớp ngón tay bằng phương pháp “Kim Siêu Vi” kết hợp với việc dùng thuốc đông y để có thể loại bỏ được trực tiếp những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp, sử dụng phương pháp này chúng có thể khôi phục các gân cơ đang bị tổn thương, chèn ép, giải phóng tình trạng xơ hóa và căng cứng ở các cơ bên cạnh đó việc kết hợp với các loại thuốc bắc dưỡng khớp còn có thể giúp nhanh chóng tiêu viêm, giảm đau cho người bệnh và giúp người bệnh không còn cảm giác đau đớn, khó chịu, di chuyển thoải mái hơn và mang lại hiệu quả chữa bệnh lâu dài cho người bệnh.
Ưu điểm lớn của liệu pháp Kim Siêu Vi
- Hỗ trợ điều trị hiệu quả cao, lâu dài
- Không để lại tác dụng phụ
- Thời gian hỗ trợ điều trị ngắn, chỉ diễn ra trong khoảng 15 – 20 phút
- Không phải nằm viện, không ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân
Hình ảnh: Một Số Y Bác Sĩ Công Tác Tại Phòng Khám Đức Phúc
PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA CƠ XƯƠNG KHỚP ĐỨC PHÚC- ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH ĐAU KHỚP NGÓN TAY UY TÍN TẠI HÀ NỘI
Thời gian qua, Phòng khám chuyên khoa xương khớp Đức Phúc, Hà Nội luôn là địa chỉ khám chữa bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống.. được hàng triệu người dân tín nhiệm là nhờ những ưu điểm:
- Phòng khám có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm khám chữa bệnh xương khớp, tiêu biểu như: Tiến sĩ. Bác sĩ ThS. BS Trần Quang Vinh, Thạc sĩ. Bác sĩ Nguyễn Bá Dương, bác sĩ Nguyễn Đình Quý, bác sĩ Ngô Việt Thành,…
- Phòng khám có hệ thống trang thiết bị, kỹ thuật y tế hiện đại, tiên tiến được nhập khẩu từ nước ngoài cho kết quả chẩn đoán nhanh chóng, chính xác cao.
- Dịch vụ y tế đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, thủ tục nhanh gọn, thông tin bảo mật, khám chữa bệnh trong môi trường y tế ưu việt,…
- Chi phí khám chữa bệnh được niêm yết và công khai với người bệnh minh bạch trước khi điều trị. Ngoài ra, Phòng khám còn có nhiều chương trình ưu đãi giảm chi phí khám chữa bệnh cho bệnh nhân đặt lịch hẹn khám trước. Lấy mã số khám miễn phí tại box chát tư vấn
- Phòng khám làm việc từ 8h-20h tất cả các ngày, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ, cả trong và ngoài giờ hành chính.
Nếu có bất cứ thắc mắc gì về bệnh xương khớp hoặc cần tư vấn hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0785184888 hoặc đến trực tiếp địa chỉ Phòng khám chuyên khoa Cơ Xương Khớp Đức Phúc - 156 Kim Mã, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
- Lợi ích khi đăng ký khám trực tuyến:
- Ðược ưu tiên khám trước
- Đến là được khám ngay
- Được lựa chọn bác sỹ
- Được hưởng ưu đãi
SỨC KHỎE CỦA BẠN LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÚNG TÔI!
Phòng Khám Chất Lượng Cao (Gần Sở Y Tế)

Nếu bạn chưa có thời gian đi khám thì có thể khám online với bác sĩ chuyên khoa bằng cách:
- Gọi điện trực tiếp tới SĐT của bác sĩ: 0785184888
- Click [KHÁM ONLINE MIỄN PHÍ] để trao đổi trực tiếp với bác sĩ
- Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [để lại số điện thoại], chúng tôi sẽ liên hệ lại
Hiệu quả hỗ trợ điều trị phụ thuộc vào thể trạng của mỗi người
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để mang lại kết quả tốt nhất
Tư vấn trực tiếp
hãy chủ động để tháo gỡ mọi thắc mắc
Bác sĩ ơi chữa 1 lần em cảm thấy khỏi bệnh lệch đĩa đệm rồi, hôm đấy bác sĩ em 3 hôm sau quay lại, mà em bận quá, với thấy khỏi rồi thì có phải quay lại lần 2 không
cho em hỏi bệnh này nên đi chụp xquang hay cộng hưởng từ? chi phí chụp có đắt không
Hình như bs gần 40t chữa thì phải, thấy rất có tâm, bác sĩ rất hay gọi hỏi thăm, dặn kỹ lắm
Có tâm có tầm nó chữa khác rồi, tôi nghĩ phòng khám nên mở rộng để chữa được nhiều cho bà con
em muốn được theo bác sĩ chữa bệnh, thầy cô trong trường em khen nhiều về phòng khám lắm, em rất muốn được phòng khám tạo điền kiện cho em
Bác cho em sin số điện thoại để em tham khảo với, thấy nhiều người khen bên này quá
Cô chữa 2 lần thấy khỏi rồi, thì có phải chữa đúng theo liệu trình không hả cháu? vì liệu trình cô 3 lần, thiếu 1 lần nữa, thông cảm vì nhà cô ở xa, lần trước cô có để quên cái mũ với phiếu chụp mri, giữ lại giúp cô nhé, cô cảm ơn các cháu đã chưa giúp cô
Bác sĩ giỏi tay nghê cao, tôi điều trị sau lần thứ 3 đã khỏi hẳn, giờ có thể tập thể dục thể thao, lao động được, chi phí chữa rẻ. Cho các bạn 5 sao nhé
Chữa kim siêu vi có đau ko ạ , mình bị đau cổ muốn hỏi xem để mình đến phòng khám . Nhưng mình sợ đau nên chưa dám đi , ai chữa rồi cho mình xin ý kiến
Haiz, mình đặt hẹn lúc 2h chiều, mà đến 5 giờ mới được lên điều trị, phòng khám gì mà toàn ưu tiên người bị nặng trước vậy? mà thôi khỏi là được
hôm nọ thấy nhiều người khen bên này chữa tốt nên mình cũng đến chữa thoát vị đĩa đệm, thấy hiệu quả thật, điều trị 3 lần khỏi 90% rồi, giờ tôi có thế đi lại, lái ô tô bình thường.
Chuẩn rồi, mình cũng đưa ba đến đây chữa thoái hóa, phòng khám uy tín, lễ tân có bất cẩn đưa nhầm mình sổ khám, nói chung chỉ cần chất lượng tốt là ổn
vợ chồng mình cũng đã chữa ở đây, mình bị thoái hóa đau lưng, vợ bị đau khớp gối, chữa đã khỏi, đã có thể chạy bộ và đánh bóng chuyền được, tính đi chữa thử mà khỏi thật, cảm ơn
Tôi ở gần phòng khám này, bị thoái hóa đốt sống cổ, cũng đi nhiều nơi như 108, việt đức, cả chợ rẫy tôi cũng đi rồi nhưng chỉ đươc khoảng 3 tháng là đau lại, thấy mọi người trong khu phố khen nhiều, nên tôi cũng qua chữa, đến nay hơn 2 năm chưa thấy bị đau lại, không biết bao lâu nữa mới bị đau lại, nhưng mà như thế tôi thấy rất hày lòng.
Bác sỹ cho cháu hỏi vk cháu bị đau lưng do va chạm mà đến giờ k khỏi bệnh. Bác sỹ có phương pháp nào trị bệnh lưng k ạ
Chi phí chữa thoát vị L4-L5 bằng sóng cao tần của phòng khám hết bao nhiêu tiền 1 liệu trình vậy?
Phòng khám ơi, nếu người nhà đã chữa đấy rồi, thì giờ em đến chữa phòng khám có bớt chút chi phí cho em không ạ
Em có gửi cho phòng khám 2 phim chup mri đó, phòng khám xem trước giúp em ạ, vì chỉ chủ nhật tới em thu sếp mới lên được
Tôi nghĩ các bác sĩ nên mở rộng thêm quy mô, để bệnh nhân đến được lên điều trị luôn, chứ hôm tôi đến đông quá, tôi không hài lòng.
Phòng Khám chữa tốt, tôi đã điều trị cách đây 1 năm chưa thấy bị đau lại, lầu dài thì ko rõ, hiện tại thế là ổn
em cũng điều trị thoát vị nhiều nơi. thấy mỗi bên này trình độ bác sĩ rất giỏi, em điều trị có 1 lần đã khỏi
Công nhận đây chữa giỏi, biết sớm tôi cũng đỡ ối tiền đi chữa linh tinh